[Bật Mí] Khám phụ khoa là gì? Khi nào cần đi khám? Các bước khám phụ khoa cần biết

April 17, 2019
Bệnh Phụ Khoa

Khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa là khám những gì? Khi nào cần đi khám phụ khoa,…. Là những câu hỏi sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Rất nhiều chị em thắc mắc khám phụ khoa là gì, tại sao phải đi khám phụ khoa. Khi nào nên đi khám phụ khoa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạngiải đáp cặn kẽ. 

Khám phụ khoa là gì?

Thực chất, khám phụ khoa là khám tổng quát toàn bộ các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ, bao gồm kiểm tra tổng quan và kiểm tra, khám xét bên ngoài vùng kín, khám âm đạo, tử cung, cổ tử cung và buồng trứng…các bộ phận liên quan cơ quan sinh sản.

Khám phụ khoa là khám những gì?

Khám phụ khoa là khám những gì? Các bước thăm khám phụ khoa

Nhiều chị em thường thắc mắc không biết khi đi khám phụ khoa là khám những gì? Các bước khám phụ khoa diễn ra như thế nào?. Dưới đây là 4 bước cơ kiểm tra phụ khoa cơ bản. Tùy theo từng trường hợp, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác :

Bước 1 : Kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục

  • Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục xem có hiện tượng bất thường không
  • Một vài triệu chứng viêm nhiễm như : mùi hôi bất thường , khí hư , niêm mạc niệu đạo sưng đỏ …
  • Kiểm tra nếp gấp âm hộ , âm đạo xem có gì bất thường không

Bước 2 : Khám bằng phễu mỏ vịt

  • Bác sĩ sẽ sử dụng phễu mỏ vịt để kiểm tra các bộ phận bên trong như: buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung
  • Lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung để phục vụ quá trình xét nghiệm Pap, giúp xác định chính xác trình trạng bệnh
  • Khám phụ khoa có đau không là thắc mắc nhiều chị em đưa ra. Chị em có thể hoàn toàn yên tâm. Chi em sẽ không hề cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình kiểm tra

Bước 3 : Kiểm tra cơ quan sinh dục bằng 2 tay

Việc kiểm tra sẽ giúp:

  • Xác định hình dáng, vị trí tử cung
  • Kiểm tra có dấu hiệu mang thai không qua độ rộng mở của tử cung
  • Ống dẫn chứng bị sưng có thể là biểu hiện mang thai ngoài tử cung
  • Nếu bị đau bụng dưới, khả năng bạn bị nhiễm trùng khá cao
  • Kiểm tra độ mở rộng buồng trứng, các khối u hoặc u nang bất thường

Bước 4 : Kiểm tra trực tràng , hậu môn

  • Ở bước này, bác sĩ phụ khoa sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay đã được đeo găng và bôi trơn đưa vào trực tràng để kiểm tra cơ bắp giữa âm đạo và hậu môn, kiểm tra có khối u nào không.
  • Ngoài ra, thực hiện một số xét nghiêm khác.

Cần chuẩn bị gì để đi khám phụ khoa

Nhiều chị em khi lần đầu đi khám phụ khoa chắc hẳn không khỏi bỡ ngờ. Băn khoăn rằng, không biết cần chuẩn bị gì trước khi khám phụ khoa. Chị em có thể lưu ý một số vấn đề dưới đây. Để quá trình thăm khám, diễn ra thuận lợi và cho kết quả tốt nhất:

  • Chuẩn bị tâm lí thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng
  • Chia sẻ thẳng thắn với bác sĩ về biểu hiện bất thường, tần suất quan hệ tình dục, thói quen vệ sinh … để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
  • Trước khi đi khám cần kiêng quan hệ 1 – 2 ngày
  • Vệ sinh âm đạo bằng nước ấm . Không thụt rửa âm đạo bằng các dung dịch có tính kích ứng mạnh
  • Không nên đi khám phụ khoa khi đang trong chu kì kinh . Thời điểm khám tốt nhất là 3 ngày sau khi hết kinh.

Khi nào cần đi khám phụ khoa

Tâm lý của người Việt Nam nói chung, và phụ nữ nói riêng là khá chủ quan với sức khỏe. Nên có rất trường hợp khi phát hiện ra bệnh cũng là lúc bệnh đã đang phát triển đến những giai đoạn nặng.

Một số người khác lại hời hợt trong việc điều trị, không có tính kiên trì. Thấy đỡ là tự ý ngừng thuốc, để bệnh “tự khỏi”.

Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, chị em nên chủ động xây dựng thói quen khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, ít nhất từ 3 đến 6 tháng/ lần. Để đảm bảo bản thân có sức khỏe sinh sản tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu thấy các triệu chứng bất thường tại vùng kín như:

  • Nghi ngờ mắc một trong các bệnh nhiễm trùng như chlamydia, viêm âm đạo, nhiễm Trichomonas và những bệnh nhiễm trùng khác.
  • Khám phụ khoa khi phụ nữ đang bị đau ở vùng xương chậu.
  • Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng khi khám vùng chậu bạn sẽ không đau. Mỗi lần khám phụ khoa có thể mất khoảng 10 phút. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi phụ khoa nào, nên hỏi ngay với bác sĩ.
  • Đau buốt khi đi tiểu, tiểu dắt.
  • Đau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu bất thường.
  • Ra nhiều khí hư, có sự thay đổi về màu sắc và tính chất, kèm mùi hôi thối ở vùng kín.

Hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nhiễm phụ khoa, cần được điều trị sớm.

Vì sao nên khám phụ khoa định kỳ?

Khám phụ khoa thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chăm sóc cơ thể đúng cách và quan trọng là ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên khám định kỳ cho dù bạn có triệu chứng hay không.

Mỗi lần khám phụ khoa định kỳ, việc phát hiện bệnh và điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém. Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư tử cung...

Qua việc thăm khám, phụ nữ sẽ được khám kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trong (tử cung, tai vòi và buồng trứng). Từ việc khám phụ khoa, bác sĩ có thể phát hiện các dị dạng đường sinh dục có thể ảnh hưởng tới khả năng có thai (như tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn), các rối loạn chức năng của buồng trứng...

Ngoài ra, Khám phụ khoa định kỳ, chị em còn được tư vấn về sức khỏe sinh sản, về cách phòng tránh thai an toàn hiệu quả, cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi khuê phòng, phát hiện được những rối loạn về nội tiết, tâm lý... để từ đó có phương hướng điều trị.

Khám phụ khoa có đau không?

Khám phụ khoa có đau không? Là câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc. Với những chị em lần đầu đi khám phụ khoa thì họ lo sợ khám phụ khoa có đau không là điều đương nhiên.

Các bác sĩ phụ khoa cho biết, thực chất khám phụ khoa rất đơn giản, nhanh chóng và không hề gây đau đớn. Trình tự thăm khám diễn ra nhanh chóng, chỉ khiến người bệnh có cảm giác hơi khó chịu một chút, nhưng sau đó sẽ trở lại bình thường ngay.  

Chính vì vậy, chị em hãy thoải mái, luôn suy nghĩ rằng đi khám phụ khoa là điều cần thiết cho sức khỏe của bạn.

Hi vọng rằng, qua bài viết trên đây, chị em đã hiểu hơn khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa là khám những gì? Và khi nào cần đi khám phụ khoa.

Chúng ta có thể thấy rằng, việc khám phụ khoa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm. Do vậy, chị em cần lựa chọn cho mình địa chỉ khám phụ khoa uy tín, chất lượng để quá trình thăm khám đạt hiệu quả cao.

Khám phụ khoa tổng quát sẽ hết bao nhiêu tiền?

Để khám phụ khoa một cách cụ thể và chính xác về chi phí thì các bác sĩ sẽ khó đưa ra một con số một cách cụ thể. Bởi vì, mỗi người sẽ phụ thuộc vào cơ địa và bệnh tình khác nhau, hay có thể phụ thuộc vào các bệnh viện khác nhau như bệnh viện công hay bệnh viện tư (còn nếu như bệnh viện tư thì bạn sẽ tốn nhiều chi phí hơn bệnh viện công), hoặc nó còn phụ thuộc vào thời gian khác nhau... Chính vì vậy sẽ rất khó để xác định một con số cụ thể được.

Bình thường những chi phí khám phụ khoa tổng quát khoảng 300 nghìn đồng đến 2 triệu đồng. trong đó sẽ có tiền khám, chi phí khám phụ khoa, hay chi phí siêu âm, chi phí xét nghiệm dịch, và chi phí xét nghiệm tế bào... đó chỉ là chi phí khám bệnh còn chi phí thuốc nhiều hay ít thì nó sẽ phụ thuộc vào từng bệnh tình của bạn.

Thông tin tham khảo khi khám chữa bệnh phụ khoa

Nếu bạn muốn khám phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ, thì chi phí khám dịch vụ không có thẻ BHYT: 150.000 đồng còn khám có thẻ BHYT là 36.000 đồng.

Còn ở các phòng khám phụ khoa tư nhân thì chi phí khám dao động từ 300.000 đồng - 500.000 đồng tùy thuộc vào cơ sở khám. Còn nếu như bạn nội soi cổ tử cung, siêu âm, hay xét nghiệm tế bào và xét nghiệm dịch khí hư...thì mức chi phí sẽ tăng lên.

Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp cho các chị em phụ nữ để tham khảo cho việc khám phụ khoa tổng quát để biết được chi phí một cách hợp lý. Nhằm để tránh những biến chứng hay bệnh lý cần phải xử lý và chạy chữa kịp thời, thì các chị em mình nhớ chuẩn bị đầy đủ về tài chính. Đồng thời, các chị em phụ nữ nên chọn những bệnh viện hay các cơ sở y tế có uy tín và đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!

Xem thêm:

[Chia sẻ] Top 10 phòng khám phụ khoa tại tphcm được nhiều người chọn lựa

[Review] Phòng khám đa khoa quốc tế TP HCM

Nguồn tham khảo:

Vincare: https://vicare.vn/bai-viet/kham-phu-khoa-tong-quat-het-bao-nhieu-tien/

Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhung-kinh-nghiem-kham-phu-khoa-chi-em-can-biet/

Các tìm kiếm liên quan đến khám phụ khoa là khám những gì

khám phụ khoa tổng quát gồm những gì

khám phụ khoa hết bao nhiêu tiền

khám chuyên sâu sản phụ khoa

bảng giá khám phụ khoa

khám phụ khoa tổng quát ở tphcm

khám phụ khoa tầm bao nhiêu tiền

Bác sĩ phụ khoa

Cách chuyên gia, Bác sĩ phụ khoa đầu nghành tay nghề cao, đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn. Sẽ tư vấn và đưa ra những kiến thức về bệnh đến các bạn. Mọi thắc mắc cần các bác sĩ giải đáp vui lòng click TẠI ĐÂY

Khi có các biểu hiện về bệnh bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế ngay. Điều đó sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân

Bài viết liên quan đến bệnh phụ khoa

Đặt Hẹn Tư Vấn Miễn Phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form