Rối loạn kinh nguyệt chớ coi thường nguyên nhân và cách chữa

April 27, 2019
Bệnh Phụ Khoa

Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp thông tin, giúp giải đáp tình trạng rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và cách nhân biết triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về kinh nguyệt có liên quan đến chu kỳ kinh hoặc một số triệu chứng kèm theo trong những ngày có kinh. Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở tuổi bắt đầu thấy kinh hoặc mãn kinh với nhiều biểu hiện khác nhau. Là hiện tượng sinh lý bình thường, dễ nhận biết nhưng cơ chế tạo ra và điều hòa kinh nguyệt lại hết sức phức tạp. Nguyên nhân nào dẫn đến kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đi tìm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Mất cân bằng nội tiết tố nữ

Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo đó, nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, có vai trò điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ”. Nhưng trên thực tế, cơ chế tiết hoóc môn trong cơ thể của chúng ta rất phức tạp. Các cơ chế này liên quan đến hoạt động tương tác của ba cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong các cơ quan này có vấn đề là kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay.

Trạng thái tinh thần không ổn định

Kinh nguyệt thường được coi là thước đo tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng đến sự bài tiết hoóc môn, gây ra trạng thái bất thường trong kỳ “đèn đỏ”. Dù căng thẳng kéo dài hay chỉ thoáng qua cũng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách giảm căng thẳng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nên đến khám bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia tâm lý ngay nếu tình trạng của bạn không có tiến triển gì nhé.

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Nhiều chị em ăn kiêng sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hoóc môn estrogen gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.

Vận động quá nhiều

Việc vận động và tập luyện thể thao quá sức gây tiêu hao năng lượng, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh,…

♦ Các kiểu rối loạn kinh nguyệt

Kinh thưa

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn nữ có vòng kinh kéo dài hơn 39 ngày – đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa. Tình trạng này có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường và cản trở quá trình tiết hoóc môn.

Hiện tượng kinh thưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trứng rụng ít gây ra hiện tượng kinh nguyệt thưa làm tỷ lệ có thai của các bạn gái bị giảm theo. Nếu hiện tượng kinh thưa kéo dài, bạn nên đến đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để khám và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.

Kinh mau

Kinh mau là khi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày. Tình trạng này có thể do chức năng buồng trứng bị yếu đi hoặc do mất cân bằng nội tiết khi bạn gái bị căng thẳng.

Trong một số trường hợp, kinh mau xảy ra do giai đoạn hoàng thể gặp vấn đề, khiến khoảng thời gian giữa thời gian rụng trứng và ngày “đèn đỏ” rút ngắn lại do mức progesterone quá thấp. Và nếu mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày, khiến khó thụ thai hoặc nếu có thai cũng sẽ dễ bị sảy.

Kinh nguyệt kéo dài và nhiều (rong kinh)

Kinh nguyệt kéo dài, hay còn gọi là rong kinh, là khi kỳ “đèn đỏ” của bạn dài quá 8 ngày. Nguyên nhân có thể do bạn bị mất cân bằng nội tiết hoặc có bệnh ở tử cung.

Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, khiến cho tiết tố buồng trứng không ổn định, dẫn đến rong kinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với các triệu chứng như “ra máu” quá nhiều, máu vón cục và sẫm màu, đau bụng dữ dội vì những triệu chứng này có thể do các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, hoặc polyp gây ra đấy.

Kinh nguyệt ít và quá ngắn (chứng ít kinh nguyệt)

Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít).

Các nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ngắn là: do rồi loại nội tiết tố; do áp lực tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng kéo dài; do nội mạc tử cùng không đủ dày,…

Kinh nguyệt không đều trong thời kì tiền mãn kinh

Các triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ít ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi cho thấy cơ thể chúng ta đang trải qua những thay đổi và bước sang thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh đúng tuổi là khoảng ngoài 50 tuổi. Một vài trường hợp tình trạng mãn kinh xảy ra trước tuổi 40 được coi là mãn kinh sớm. Điều này sẽ dẫn đến lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục do có sự suy giảm về hoóc môn sinh dục nữ giới. Để trì hoãn tình trạng mãn kinh sớm cần tích cực sử dụng các thực phẩm giúp tăng mức nội tiết tố nữ trong cơ thể như: đậu nành, đậu xanh, lạc, vừng dừa,…

Kinh nguyệt vón cục có màu đen khác thường

Kinh nguyệt bị vón cục hay có màu đen khác thường. Thậm chí, bạn bị mất kinh nhiều tháng liên tiếp (6 tháng trở lên) mới có 1 tháng ra kinh. Hoặc không có kinh. Biểu hiện này rất nguy hiểm, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Đau bụng kinh dữ dội

Ở một cơ thể phụ nữ không bị rối loạn kinh nguyệt, họ sẽ không có cảm giác đau bụng dữ dội mỗi lần “đến tháng”. Có những trường hợp, họ đau bụng đến mức không thể làm gì và phải dùng thuốc làm dịu bớt cơn đau. Và điều này diễn ra thường xuyên mỗi lần “ngày đèn đỏ” đến.

Dễ nổi nóng

Chúng ta thường hay để ý thấy ở một số người phụ nữ hay nổi nóng, tính khí thất thường, khó chịu, hay cáu gắt và bực bội với mọi thứ xung quanh dù rất nhỏ thôi. Và chúng ta thường trêu rằng “chắc sắp đến tháng”. Chính biểu hiện đó cho thấy được nội tiết tố nữ không ổn định, có thể bị rối loạn. Khi nội tiết tố nữ bị rối loạn kéo theo kinh nguyệt cũng bị rối loạn. Không hẳn là cứ đến ngày “đèn đỏ” là mọi người phụ nữ đều trở lên cáu gắt hay khó tính như chúng ta vẫn nghĩ. Đó chỉ là biểu hiện ở một số người mắc chứng rối loạn kinh nguyệt.

Đau đầu vú

Bạn thấy đau đầu vú, tăng sản tuyến vú là biểu hiện của việc nội tiết tố bị rối loạn, và nó cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Các chị em thường nghĩ đó là biểu hiện “báo trước” cho việc “đến tháng” để chị em biết mà không bị đột ngột. Nhưng không, một phần cũng là việc báo trước cho các chị em, nhưng phần khác lại là cảnh báo về việc cơ thể đang thay đổi và có thể bạn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt như thế nào?

Để có được phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả nhất. Bạn hãy mang theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình khi đi khám bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ có thể dựa trên kiến thức của mình để chẩn đoán xem bạn đang thiếu hoóc môn nào trong từng giai đoạn của chu kỳ “đèn đỏ” bằng cách xem biến động nhiệt độ cơ thể của bạn.

Rối loạn kinh nguyệt chủ yếu được điều trị bằng thuốc nội tiết tố, hoặc sử dụng thuốc tránh thai để điều hòa kinh nguyệt. Chị em lưu ý rằng, việc dùng thuốc, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị thuốc tại nhà khi chưa đi khám.

Ngoài ra, chị em cần chú ý một số vấn đề sau để hỗ trợ khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt như sau:

  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý: các chị em cần ăn nhiều hoa quả, rau xanh để bổ sung vitamin cho cơ thể, uống đủ nước cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, không sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Có chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi sáng để sức khỏe được tốt hơn. Không làm việc quá sức, để bản thân có những khoảng thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, sau khi quan hệ và sau những ngày hành kinh. Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa cao vì rất dễ có thể làm mất cân bằng trong môi trường âm đạo, tạo kiều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Hạn chế quan hệ tình dục khi bị rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt ở những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý gây ra.

Vừa rồi là những thông tin về bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và cách nhân biết triệu chứng rối loạn kinh nguyệt. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng trên, chị em nên chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Bác sĩ phụ khoa

Cách chuyên gia, Bác sĩ phụ khoa đầu nghành tay nghề cao, đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn. Sẽ tư vấn và đưa ra những kiến thức về bệnh đến các bạn. Mọi thắc mắc cần các bác sĩ giải đáp vui lòng click TẠI ĐÂY

Khi có các biểu hiện về bệnh bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế ngay. Điều đó sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân

Bài viết liên quan đến bệnh phụ khoa

Đặt Hẹn Tư Vấn Miễn Phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form