Mọi người thường nghĩ chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là bình thường khi đến đúng ngày mỗi tháng. Suy nghĩ đó thật ra không đúng. Tình trạng này thường gặp nhất ở chị em tuổi dậy thì. Sự thấy thường về kinh nguyệt thường khiến chị em lo lắng không yên. Vậy nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là gì?. Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì phải làm sao?
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Trước khi trả lời câu hỏi: Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì phải làm sao? TTƯT-BS Nguyễn Thị Huỳnh Mai, chuyên gia sản phụ khoa sẽ giúp các bạn nữ hiểu hơn về cách tính chu kỳ kinh nguyệt.
Hầu hết bạn gái lần đầu có kinh nguyệt trong khoảng từ 10 đến 16 tuổi, được gọi là menarche (lần hành kinh đầu tiên).
Bác sĩ thường nói về chu kỳ kinh nguyệt - số ngày tính từ ngày bắt đầu hành kinh lần này đến ngày bắt đầu của lần tiếp theo - là 28 ngày. Nhưng 28 ngày chỉ là con số trung bình mà bác sĩ thường dùng. Độ dài chu kỳ này có thể kéo dài từ 24 đến 34 ngày. Và bạn gái có thể sẽ thấy chu kỳ của mình khác nhau qua các tháng, đặc biệt là những năm đầu sau kỳ kinh đầu tiên.
Ngày đầu tiên kỳ kinh là Ngày 1 của chu kỳ. Vào khoảng Ngày 5, tuyến yên ra lệnh cho buồng trứng chuẩn bị xuất ra một trong số trứng mà nó cất giữ. Trứng này sẽ phát triển toàn diện. Cùng lúc đó, vành dạ con sẽ dày lên để làm tổ cho trứng được thụ tinh trong trường hợp bạn gái có thai.
Vào khoảng Ngày 14 của chu kỳ 28 ngày, trứng này mới rời ra ( được gọi là việc rụng trứng). Trứng đi xuống ống dẫn trứng rồi đi vào tử cung. Nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng, nó bắt đầu rơi xuống. Khoảng 2 tuần sau, mô ngoài thành tử cung và trứng ra khỏi cơ thể. Thì kinh nguyệt diễn ra và toàn bộ quy trình bắt đầu lặp lại. Đó là lý do tại sao chúng ta gọi nó là chu kỳ.
Nghe có vẻ thật gọn gàng và trật tự. Nhưng cơ thể bạn gái không hoàn toàn hoạt động đúng theo quy trình này. Trong 2 năm đầu sau kỳ hành kinh đầu tiên, nhiều khi cơ thể sẽ bỏ ra vài chu kỳ hoặc có chu kỳ không đều đặn. Những chị em thay đổi trọng lượng đột ngột hoặc stress cũng có thể góp phần vào việc này bởi vì một phần của não điều chỉnh chu kỳ bị ảnh hưởng bởi những tác động như thế. Cụ thể về nguyên nhân gây rối loạn tuổi dậy thì như sau:
Nguyên nhân nào dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Trong đó, phải kể đến như:
Do cơ quan sinh sản giai đoạn này hoạt động chưa ổn định
Trong giai đoạn này buồng trứng đang phát triển nên dẫn đến những sự thay đổi thất thường về chu kỳ kinh. Phải đến khi cơ thể của người nữ thực sự phát triển một cách hoàn thiện thì kinh nguyệt mới dần đi vào quỹ đạo. Khi buồng trứng chưa hoạt động ổn định dẫn đến có tháng có trứng rụng, tháng không làm cho kinh nguyệt của bạn nữ tháng có tháng không. Ngoài ra do sự hoạt động thất thường của buồng trứng cũng làm cho nội tiết tố estrogen ở bạn gái bị rối loạn. Từ đó hình thành nên hiện tượng kinh nguyệt không đều và điển hình là hiện tượng rong kinh kéo dài hay chu kỳ kinh lúc ngắn lúc dài rất khó dự đoán được.
Do các nguyên nhân khác dẫn đến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Ngoài các nguyên nhân do cơ quan sinh sản hoạt động chưa thật sự ổn định. Ở các bạn nữ thì một số nguyên nhân khác cũng là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì đó là:
- Do stress, căng thẳng: những thay đổi bất thường trong tâm trạng của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh của bạn. Do vậy bạn nên tạo một tâm lý thoải mái, hạn chế tối đa những căng thẳng và phiền muội trong cuộc sống hàng ngày.
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: chế độ ăn uống không hợp lý như ăn kiêng dài ngày, ăn nhiều đồ kích thích và cay nóng...sẽ khiến cho chu kỳ kinh của bạn không đều. Điều đó không chỉ gặp ở các bạn gái đang độ tuổi dậy thì mà còn gặp ở nhiều đối tượng phụ nữ.
- Giấc ngủ: thường xuyên thức khuya hoặc mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khi kinh nguyệt không đều. Do vậy chị em cần chú ý đến giấc ngủ, cần ngủ nghỉ có khoa học đúng giờ nhằm cải thiện sức khỏe của bản thân bạn.
Kinh nguyệt không đều không có nghĩa là bất thường
Một số bạn gái có chu kỳ đến chính xác như đồng hồ. Số khác lại có chu kỳ xê dịch qua các tháng. Nhiều bạn gái luôn có chu kỳ đều đặn nhưng thỉnh thoảng bỏ qua một kỳ kinh hoặc có thêm kỳ kinh khi bị áp lực hoặc stress. Thực tế, bạn sẽ thấy khi bạn đi xa, hoặc có thay đổi lớn trong lịch sinh họat làm việc, kỳ kinh của bạn sẽ đến muộn hơn. Tất cả điều này là bình thường.
Cũng không có vấn đề gì nếu số ngày hành kinh thay đổi. Thỉnh thỏang bạn ra kinh trong 2 ngày, có khi lại kéo dài cả tuần. Đó là vì hóc môn do cơ thể sinh ra khác nhau giữa các chu kỳ và nó tác động đến thời gian ra kinh.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì phải làm sao?
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì phải làm sao? Là thắc mắc của rất nhiều chị em. Kinh nguyệt không đều hầu hết là do những thay đổi bình thường khi bạn ở tuổi dậy thì. Vào thời điểm nào đó khi bạn đã trưởng thành, chu kỳ sẽ ổn định, thường là 3 năm sau kỳ kinh đầu tiên của bạn. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng khi bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Bởi có một vài trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều - hoặc hoàn toàn ngừng ra kinh - có thể do tác dụng của thuốc. Vận động quá sức, thiếu cân trầm trọng, hoặc ăn uống không đủ calories. Vài bạn khác là do rối loạn hóc môn. Chẳng hạn, rối loạn tuyến giáp có thể gây kinh nguyệt không đều nếu lượng kích thích tố tuyến giáp trong máu trở nên quá cao hay quá thấp.
Kinh nguyệt không đều ở một số bạn nữ còn do cơ thể sản xuất ra quá nhiều kích thích tố nam androgen , là loại hormone làm phát triển cơ, lông mặt, và làm trầm giọng ở nam và làm phát triển lông mu và chiều cao ở nữ. Lượng androgen cao có thể gây mọc lông ở mặt, cằm, ngực và bụng, và thỉnh thoảng liên quan đến thừa cân quá mức.
Nếu bạn có những vấn đề này, hoặc kinh nguyệt của bạn không đều trong 3 năm hoặc nhiều hơn, hãy gặp bác sĩ.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, các bạn nữ không nên quá lo lắng khi thỉnh thoảng kinh nguyệt không đều vì bạn có thể đang bị stress hay gặp những vấn đề về cân nặng mà thôi. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị một cách phù hợp nhé.
Hi vọng rằng, những thông tin trên đây đã giúp chị em có lời giải đáp về nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì phải làm sao?