[Cảnh báo] Tiểu ra mủ, đái ra mủ là biểu hiện của một số bệnh xã hội nguy hiểm cần biết
Đái ra mủ nhiều, mắt thường có thể thấy nước tiểu đục, đái ra mủ nhẹ, nước tiểu vẫn trong, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy được.
Là hiện tượng có mủ trong nước tiểu. Bình thường nước tiểu có rất ít hồng cầu (không quá 2000 bạch cầu/phút); trong trường hợp đái ra mủ, nước tiểu có rất nhiều bạch cầu đa nhân thoái hoá, đái ra mủ có thể đơn thuần, có thể kèm theo đái ra máu.
Đái ra mủ nhiều, mắt thường có thể thấy nước tiểu đục, đái ra mủ nhẹ, nước tiểu vẫn trong, phải nhìn qua kính hiển vi mới thấy được.
[ NGƯỜI BỆNH HỎI ]: TIỂU RA MỦ LÀ DẤU HIỆU BỆNH GÌ? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP
Tiểu ra mủ, tiểu rắt tiểu buốt là hiện tượng rất nhiều người đang gặp phải. Hiện tượng này không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lí nguy hiểm. Vậy tiểu ra mủ là dấu hiệu bệnh gì. Mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị hiệu quả?.
Thực tế, có nhiều trường hợp đi tiểu ra mủ nhưng do sự chủ quan của bản thân, nên thường e ngại trong việc thăm khám ban đầu. Khiến cho việc điều trị về sau gặp nhiều khó khăn. Đồng thời sức khỏe, khả năng sinh sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
[Chia sẻ] 6 Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu và cách điều trị hiệu quả
Vậy tiểu ra mủ là dấu hiệu bệnh gì?
Có nhiều nguyên do khiến các bạn bị đi tiểu ra mủ. Nhưng phần lớn nguyên nhân gây nên hiện tượng này đều là các bệnh lí sau đây gây ra:
- Tiểu ra mủ do Bệnh tuyến tiền liệt
- Là bệnh lý có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của nam giới, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ.
- Triệu chứng điển hình nổi bật của bệnh tuyến tiền liệt là tiểu ra mủ (giống như biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo). Tuy nhiên, ở trực tràng sẽ thấy tuyến tiền liệt phình to ra khiến cho người bệnh bị tiểu khó tiểu đau. Đôi khi còn bị bí tiểu.
- Bệnh tuyến tiền liệt nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản của người bệnh.
- Viêm bàng quang- Nguyên nhân gây tiểu ra mủ
- Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Chiếm đến trên 50% số ca bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Tiểu ra mủ, ra máu, nước tiểu có mùi hôi màu đục là dấu hiệu điển hình của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh còn tiểu thường xuyên, đau rát khi đi tiểu. Bụng dưới, khu vực vùng lưng đều bị đau. Ở trẻ nhỏ thường xuyên tè dầm. Đôi khi người bệnh còn bị sốt nhẹ.
- Viêm đài bể thận, suy thận là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh viêm bàng quang có thể gây ra khi không được điều trị sớm, đúng phương pháp.
- Tiểu ra mủ- dấu hiệu của bệnh Sỏi bàng quang
- Sỏi bàng quang là bệnh lí được hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất. Do đó, sỏi thường có hình tròn, ít khi xù xì hay góc cạnh.
- So với nữ giới, nam giới bị sỏi bàng quang thường chiếm tỷ lệ lớn. Một khi sỏi bàng quang có kích thước lớn, không thể tự đào thải ra ngoài. Lâu dần chúng sẽ tích tụ lại khiến cho người bệnh phải chịu các cơn đau khó chịu. Thêm vào đó, khu vực bàng quang có mủ nhưng lại không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh bị viêm thận ngược dòng.
- Tiểu ra mủ, đau bụng dưới, khó chịu trong dương vật (nam giới), tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu khó hoặc gián đoạn dòng nước tiểu….là các dấu hiệu điển hình cho thấy bạn đã bị sỏi bàng quang.
- Vì thế, để ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu, ung thư bàng quang,…ngay khi thấy bản thân có dấu hiệu nêu trên. Các bạn hãy nhanh chân đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám cũng như điều trị.
- Tiểu ra mủ do bệnh Viêm bể thận gây ra
- Là bệnh do nhiễm khuẩn Gram âm như nhiễm secheria coli, trực khuẩn mủ xanh gây ra. Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào đài bể thận theo đường tiết niệu, sinh dục, bắt đầu từ bộ phận sinh dục ngoài, niệu đạo, bàng quang, niệu quản rồi đến đài, bể thận
- Triệu chứng của bệnh:
+ Người bệnh đột ngột sốt cao rét run, sốt cao dao động
+ Thể trạng suy sụp nhanh chóng, môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn
+ Đau âm ỉ vùng hố lưng ở một bên hoặc hai bên, có cơn đau dữ dội, đau lan xuống vùng bàng quang, đau vùng sinh dục ngoài
+ Đi tiểu cảm thấy đau buốt, nóng rát, tiểu rắt, nước tiểu đục như nước vo gạo, cũng có trường hợp tiểu ra máu, mủ.
+ Có thể sờ thấy thận to lên, ấn vào đau tức, dấu hiệu chạm hố lưng.
+ Khi chụp Xquang, UIV hoặc siêu âm có thể thấy sỏi thận hoặc giãn đài bể thận. Trong máu, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, có thể có nhiễm khuẩn huyết. Khi urê, creatinin máu tăng cao là có suy thận cấp hoặc đợt cấp của suy thận mạn.
+ Ngoài ra một số bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, bụng trướng, cơ thể mệt mỏi rã rời…
- Viêm bể thận không khó để điều trị nhưng nếu điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, suy thận, hoại tử núm thận, ứ mủ thận, nhiễm khuẩn huyết, tăng huyết áp… Những biến chứng này có thể làm bệnh nhân tử vong do nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc hội chứng urê máu cao.
- Viêm niệu đạo bệnh lí gây tiểu ra mủ
- Viêm niệu đạo là tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng, hẹp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Khiến người bệnh đau đớn hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu.
- Bệnh có thể bát gặp ở mọi độ tuổi của cả 2 giới. Tuy nhiên, nữ giới có xu hướng dễ phát triển viêm niệu đạo hơn nam giới. Lí giải cho vấn đề này là bởi: niệu đạo của nam giới dựa theo chiều dài dương vật và dài hơn nhiều lần niệu đạo ở nữ giới. Do đó, niệu đạo của nữ giới thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh thường có các triệu chứng điển hình sau:
+ Ở nữ giới: Dịch tiết âm đạo bất thường; Đau vùng xương chậu và bụng; Đau khi quan hệ tình dục; Đi tiểu thường xuyên hoặc khẩn cấp; Tiểu ra mủ; Sốt và ớn lạnh; Đau bụng; Ngứa, nóng rát hoặc bị kích thích ở lỗ niệu đạo.
+ Ở nam giới: Đi tiểu ra mủ, mỗi lần đi tiểu có cảm giác nóng rát; Ngứa hoặc nóng rát gần lỗ dương vật; Xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu; Đau đớn khi xuất tinh; Có hạch to ở vùng háng, bẹn; Sốt, tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra ở nam giới.
- Tiểu ra mủ dấu hiệu của các bệnh lí khác
Ngoài các bệnh lí nêu trên, đi tiểu ra mủ còn là dấu hiệu điện hình của các bệnh lí nguy hiểm khác như:
- Đường tiết niệu bị nhiễm trùng: Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, người bệnh sẽ đi tiểu ra bọt trắng (khá nhiều) kèm theo cảm giác nóng bỏng, thậm chí tiểu ra mủ, đau buốt hoặc tiểu nhiều lần.
- Tiểu ra mủ dấu hiệu của bệnh lậu: Là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn gây ra. Nguyên nhân là do quan hệ tình dục thiếu an toàn, tiếp xúc với người bệnh khi cơ thể bị trầy xước. Bệnh không khó để điều trị, tuy nhiên khả năng tái phát của bệnh khá là cao. Bệnh nếu không được điều trị sớm, điều trị dứt điểm thì sức khỏe, khả năng sinh sản, cuộc sống thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Bệnh viêm hoặc apxe tuyến tiền liệt: là một bệnh xảy ra ở nam giới do các loại vi khuẩn vi nấm có hại gây ra. Chúng xâm nhập vào tiền liệt tuyến gây lở loét và phá hủy các tế bào tiền liệt tuyến. Khiến tiền liệt tuyến không thể thực hiện tốt chức năng của mình là bài tiết nước tiểu và tạo môi trường thuận lợi cho tinh dịch điều này khiến cho bệnh nhân có các biểu hiện tiểu buốt tiểu rắt đồng thời có tiết ra các dịch mủ ở niệu đạo. Khi bị nặng bệnh nhân còn tiểu ra máu dương vật sưng đỏ không quan hệ tình dục được nữa.
[Bật Mí] Dấu hiệu nhận biết bị mắc sùi mà gà chuẩn xác 100%
Tiểu ra mủ điều trị như thế nào?
Tiểu ra mủ do nhiều bệnh lí gây ra. Để điều trị dứt điểm được bệnh lí này, người bệnh cần phải đi thăm khám. Sau khi xét nghiệm xác định chính xác nguyên nhân gây đi tiểu ra mủ. Căn cứ vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
- Nếu do nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở mức độ nhẹ:
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bao gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc đặt điều trị tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Trường hợp nặng
Có thể sử dụng các phương pháp ngoại khoa hiện đại, phẫu thuật nội soi, sử dụng tia Laser hoặc kỹ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các tổn thương.
- Với các bệnh sỏi đường tiết niệu
Người bệnh cần uống nhiều nước, hoạt động để đẩy sỏi ra bên ngoài, điều trị nội khoa bằng việc dùng thuốc Đông y, thuốc Tây y hoặc điều trị ngoại khoa bằng cách tán sỏi ra ngoài cơ thể, tán sỏi ngược dòng, lấy sỏi qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi, phẫu thuật mổ hở.
Các bệnh viêm thận, viêm bể thận sẽ được điều trị để giảm tình trạng viêm nhiễm và loại bỏ các yếu tố gây ra bệnh cho thận.
- Nếu đi tiểu ra mủ là do bệnh lậu
Người bệnh cần được điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa về bệnh xã hội càng sớm càng tốt.
- Ngoài ra để việc chữa trị đái buốt ra dịch mủ được chữa trị hiệu quả và an toàn người bệnh cần chú ý đến một số các vấn đề sau:
+ Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều chất xơ, tránh sử dụng các chất rượu bia, chất kích thích
+ Nên tăng cường uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày.
+ Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày để tránh vi khuẩn
+ Nên tuân thủ đời sống tình dục an toàn quan hệ tình dục nên dùng bao cao su, không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
+ Nên thăm khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên.
Tiểu ra mủ là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lí nguy hiểm. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, chức năng sinh sản của mình. Ngay khi bản thân có thấy mình bị đi tiểu ra mủ. Người bệnh không nên chủ quan, cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.
Tuyệt đối không được chủ quan coi thường hay tự ý điều trị tại nhà khi chưa có sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa. Tránh điều trị sai sẽ khiến mức độ của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, đồng thời gây khó khăn cho việc điều trị về sau.
Các tìm kiếm liên quan đến tiểu ra mủ
Đi tiểu ra mủ trắng ở nam giới
Tiểu buốt ra mủ ở nữ
Tiểu ra máu
Đi tiểu ra dịch màu trắng ở nam
Đi tiểu ra tinh dịch la bệnh gì
Đi tiểu bị rắt ở nam giới
Ngứa bên trong ống dẫn tinh
Nóng rát đường tiểu
Viêm niệu đạo nam giới uống thuốc gì
Viêm đường tiết niệu nam
Đi tiểu ra bọt màu trắng